Đầu tiên là về lịch sử : Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa thừa hưởng toàn bộ quần đảo này từ Quốc gia Việt Nam nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm giữ năm 1956 khi người Pháp dâng tặng cho Trung Quốc.
Vào năm 1974 Trung Quốc bắt đầu cho quân tấn công đảo Hoàng Sa thuộc sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa .
1 - Lực lượng của VNCH
Ảnh 4 tàu chiến của VNCH nhận nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa |
2 - Lực lượng của Trung Cộng
C ó 4 chiếm hạm trực tiếp tham gia trận chiến là: 02 tàu chống ngầm hạng nhẹ lớp 6604 (nhái theo lớp Krondstadt của Liên Xô) mang số hiệu 274 và số 271, 02 tàu quét thủy lôi lớp Type 010 mang số hiệu 389 và số 396 (nhái theo tàu lớp T-43 của Liên Xô), 2 ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407.[19] Ngoài ra, phía Trung Quốc còn có lực lượng thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến, trinh sát (không rõ số lượng binh sĩ). Sau khi trận chiến đã kết thúc, thì tàu chống ngầm số 282, tàu chống ngầm số 281 mới đến tăng viện, coi như không tham chiến.
Ảnh tàu tàu TQ do VNCH chụp lại gửi cho sở chi huy trước khi giao tranh |
( Nguồn wikipedia )
Diễn biến sự việc :
10 giờ sáng ngày 18/1/1974 , tàu HQ-16 mang theo quân đổ bộ đến đảo Quang Hòa, nhưng bị tàu Trung Quốc cản không cho lại gần đảo, khiến tàu HQ-16 chuyển hướng khác rồi dùng xuồng cao su tấn công chiếm lại đảo. Thế nhưng phía Trung Quốc phát hiện và nổ súng khiến 1 thiếu úy tử trận, cuộc đổ bộ bất thành và phải rút lên tàu HQ-16.
Sáng 19/1/1974, các tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa nhận lệnh đến chiếm lại đảo Quang Hòa trong hòa bình với mệnh lệnh không được nổ súng trước, yêu cầu phía Trung Quốc rời khỏi đảo.
Trên đảo Quang Hòa lúc này có cả một đại đội Trung Quốc chiếm giữ, phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ có 74 người. Khi những người lính Việt Nam Cộng Hòa vừa đặt chân lên đảo yêu cầu Trung Quốc rút khỏi đây, lập tức phía Trung Quốc nổ súng đáp trả, khiến bên Việt Nam Cộng Hòa 2 người tử trận, 2 người bị thương.
10h25 ngày 19/1/1974, các tàu Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu khai hỏa dùng pháo bắn vào các tàu Trung Quốc, các tàu chiến của Trung Quốc di chuyển liên tục nhằm tránh đạn và nổ pháo bắn trả. Lúc này các thiết bị của Việt Nam Cộng Hòa do quá cũ kỹ nên rất khó liên lạc được với nhau ảnh hưởng lớn đến việc phối hợp.
Tàu HQ-4 vừa nhả đạn thì bộ phận bắn tự động bị hỏng, phải bắn bằng tay từng phát một rất nặng nề và chậm chạp lại không chính xác, vì vậy tàu HQ-4 phải rút lui để sửa chữa dưới sự yểm trợ của tàu HQ-5.
10h35 tàu HQ-10 bị trúng đạn, hạm trưởng bị thương, nước bắt đầu tràn vào tàu, nhưng binh sĩ trên tàu vẫn bình tĩnh giao tranh với các tàu Trung Quốc. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 389 bị trúng đạn bốc cháy. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 396 cũng bị trúng đạn, nhưng trước khi bị chìm tàu này đã tìm cách đâm vào tàu HQ-10 rồi chìm hẳn. Tàu HQ-10 vừa trúng đạn lại bị đâm nên không điều khiển được.
10h55 do thiết bị quá cũ kỹ nên đạn pháo của tàu HQ-5 bắn nhầm vào tàu HQ-16 khiến tàu này không thể tham chiến được và rút lui.
Thêm một tàu Trung Quốc số hiệu 274 bị trúng đạn bốc cháy phải dạt vào đảo Quang Hòa.
11h Trung Quốc điều thêm tàu trợ lực tấn công tàu HQ-5 khiến tàu này bị trúng đạn hỏng mất tháp pháo và hệ thống liên lạc. Tuy thế tàu HQ-5 vẫn cố gắng cầm cự khiến tàu Trung Quốc bị trúng đạn.
11h10 tàu HQ-10 dần dần chìm hẳn, hạm trưởng cùng 62 binh sĩ khác đã nằm lại tại nơi đây mãi mãi, số còn lại tìm cách thoát được ra ngoài tàu.
Lúc này bên Việt Nam Cộng hòa có 4 tàu thì 1 tàu bị hỏng, 1 tàu bị chìm, 2 tàu bị trúng đạn và số đạn pháo còn lại rất ít. Lúc này cố vấn Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc điều thêm 17 tàu đến (gồm 4 tàu ngầm và 13 chiến hạm), vì thế nên quyết định rút lui. Các tàu Trung Quốc sau giao tranh bị trúng đạn hỏng nặng cũng phải rút về đảo.
Phía bên Việt Nam Cộng Hòa có 74 binh sĩ tử trận (trong đó riêng tàu HQ-10 có 63 binh sĩ gồm cả trạm trưởng Ngụy Văn Thà).
( Nguồn dịch từ wikileaks )
Từ sau năm 1974 đến giờ Đảo Hoàng Sa mất hoàn toàn dưới tay Trung Quốc , VN không chiếm giữ một đảo nào đến giờ .
Một loạt các câu hỏi tại sao lại có sự “kỳ quặc” như vậy?
1. Tại sao tầu HQ-5 lại bắn vào tầu quân mình?
2. Tại sao con tầu ngắm bắn điện tử HQ-4 không tham chiến?
3. Tại sao HQ-4/5 chạy sang Philippines chứ không chạy về Nam để vòng về Sài Gòn?.
4. Tại sao HQ-4 và HQ-5 không trúng đạn?
5. Vũ khí của Trung Quốc và VNCH ai hơn ai, hơn mấy lần?
6. Số tầu VNCH đã tham chiến thật sự, tức là bắn giặc Tầu chứ không bắn quân mình, là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu trên tổng số vũ khí của 4 tầu.
7. Khi chỉ còn một mình HQ-16 chiến đấu, thì tương quan lực lượng thế nào giữa HQ-16 và các tầu chiến Trung Quốc?
8. Khi HQ-5 đứng về phía Trung Quốc, thì HQ-16 với liên quân VNCH - Tầu sẽ tương quan lực lượng thế nào?
9. Tại sao có nhiều máy bay F-5 trong phi đội lớn thứ 3 thế giới lúc đó, toàn bộ phía Tây quần đảo nằm trong vùng chiến đấu tích cực của F-5 và A-37 cũng như những máy bay khác, toàn bộ quần đảo nằm trong tầm chiến đấu tối đa của các máy bay VNCH, kể cả trực thăng như Chinook, nhưng toàn bộ các máy bay thúc thủ?
10. Trung Quốc có thật sự đem lực lượng lớn đến đánh "Hải chiến Hoàng Sa 1974" không, hay chỉ vài tầu cá, tầu rà mìn, tầu chống ngầm... thăm dò?
11. Trận chiến tử thủ Hoàng Sa năm 1974 diễn ra ở đâu, những ai, những đơn vị nào đã tử thủ?
12. Có phải Trung Quốc ban đầu chỉ dám thăm dò? Sau đó, khi nó nhìn rõ HQ-4 và HQ-4 đã đứng về phiá Trung Quốc, nó mới đanh mạnh và chiếm đảo, có phải vậy không?
3. Tại sao HQ-4/5 chạy sang Philippines chứ không chạy về Nam để vòng về Sài Gòn?.
4. Tại sao HQ-4 và HQ-5 không trúng đạn?
5. Vũ khí của Trung Quốc và VNCH ai hơn ai, hơn mấy lần?
6. Số tầu VNCH đã tham chiến thật sự, tức là bắn giặc Tầu chứ không bắn quân mình, là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu trên tổng số vũ khí của 4 tầu.
7. Khi chỉ còn một mình HQ-16 chiến đấu, thì tương quan lực lượng thế nào giữa HQ-16 và các tầu chiến Trung Quốc?
8. Khi HQ-5 đứng về phía Trung Quốc, thì HQ-16 với liên quân VNCH - Tầu sẽ tương quan lực lượng thế nào?
9. Tại sao có nhiều máy bay F-5 trong phi đội lớn thứ 3 thế giới lúc đó, toàn bộ phía Tây quần đảo nằm trong vùng chiến đấu tích cực của F-5 và A-37 cũng như những máy bay khác, toàn bộ quần đảo nằm trong tầm chiến đấu tối đa của các máy bay VNCH, kể cả trực thăng như Chinook, nhưng toàn bộ các máy bay thúc thủ?
10. Trung Quốc có thật sự đem lực lượng lớn đến đánh "Hải chiến Hoàng Sa 1974" không, hay chỉ vài tầu cá, tầu rà mìn, tầu chống ngầm... thăm dò?
11. Trận chiến tử thủ Hoàng Sa năm 1974 diễn ra ở đâu, những ai, những đơn vị nào đã tử thủ?
12. Có phải Trung Quốc ban đầu chỉ dám thăm dò? Sau đó, khi nó nhìn rõ HQ-4 và HQ-4 đã đứng về phiá Trung Quốc, nó mới đanh mạnh và chiếm đảo, có phải vậy không?
VNCH đã làm gì để lấy lại đảo ? , động thái của đồng minh Mỹ về vấn đề này ? . Để xem toàn diện vui lòng click vào đây ( Bài phân tích khá dài )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét