VNCH BẮN CHÌM TẦU VNCH khi đang chiến đấu với Trung Quốc
Nguồn từ Trung tá Lê văn Thự (VNCH)
Lúc đầu trận, 2 tàu TQ đã bị bắn (1 tàu bị bốc khói, 1 tàu bị xoay quanh mất lái) bởi 2 chiến hạm HQ-10 và HQ-16 của VNCH.
Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Chỉ huy HQ-16 quan sát phía sau lái HQ-10 thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển và đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã nhẩy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.
Bài viết này đang trong thời gian tìm hiểu và tìm kiếm thêm tư liệu nên chỉ mang tính tham khảo !
Tiếp đó hầm máy hữu HQ-16 bị trúng đạn ở lườn tàu dưới mặt nước. Nước tràn vào tàu, tàu nghiêng. Trung sĩ điện khí Xuân bị thương. HQ-16 và HQ-10 buộc phải rút về căn cứ. Khi về căn cứ, lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết là viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 (VNCH) bắn. Và cho đến lúc rời Hoàng Sa về Đà Nẵng, chỉ huy HQ-16, tác giả bài viết, chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 đâu.
Hai chiến hạm VNCH còn lại HQ-5 và HQ-4 (Theo đánh giá của chỉ huy HQ-16 (tác giả bài viết) thì HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều xử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao) chỉ ở bên ngoài “wait and see”. Và vì qúa lo sợ Trung cộng nên tin chắc thế nào 2 chiến hạm HQ-10 và HQ-16 cũng bị đánh chìm, Đại tá Ngạc mới ra lệnh HQ-5 bắn vào lòng chảo 5 – 7 phát trước khi rút lui. "Tôi-chỉ huy HQ-16- không trách HQ-4 và HQ-5 vì họ chịu sự điều động của Đại tá Ngạc."
Không quân VNCH lớn thứ 3 thế giới ngồi nhìn mất quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Lúc đó, VNCH có đội máy bay cường kích lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Liên Xô. Các tầu chiến Trung Quốc thì như trên, chỉ toàn pháo phòng không bắn máy bay cánh quạt WW2, ngắm bắn thủ công, tốc độ chậm. Không hề có các thiết bị phòng không hiện đại như radar-máy tính ngắm bắn đối không, không hề các pháo bắn nhanh thế hệ mới 23mm và 30mm (như ZSU-23-4 của Việt Cộng hay A-213-Vympel-A, dùng AK-630 Liên Xô), càng không hề có các đạn được lái-đạn tự hành-tên lửa có điều khiển đối không SAM, như SAM-2 hay SAM-7 lúc đó đã là lạc hậu, mà Việt Cộng có. Thậm chí là những súng máy của các phiên bản phòng không đó, không tính phần điều khiển tự động, thì Trung Quốc cũng không có, như Gryazev-Shipunov GSh-6-30 (6 nòng quay, không dùng motor như Gattling, tốc độ bắn 4000-6000), Gryazev-Shipunov GSh-23, Gryazev-Shipunov GSh-6-23 (6 nòng tốc độ bắn 10 ngàn phát / phút), Gryazev-Shipunov GSh-301 (1 nòng,1500 phát/phút), Gryazev-Shipunov GSh-30-2 (2 nòng, 3000).
Như trên, loại tháp pháo phòng không mạnh nhất của Trung Quốc là tháp pháo 2 nòng 57mm dùng trên tầu, nó đơn giản hơn nhiều tháp pháo thời WW2 của ZSU-57-2, ngắm bắn thủ công, mỗi đầu đạn nặng 2,8kg, bắn từng kẹp đạn (băng) 4 viên. Các pháo cổ này có tốc độ bắn rất chậm, tốc độ đầu đạn thấp... so với các pháo băng dây nói trên. Khi bắn các máy bay phản lực thế hệ mới thì chúng đã quá lạc hậu. Vả lại, tổng cộng thì toàn bộ hạm đội Trung Quốc chỉ có vài nòng pháo phòng không 37 và 57 cổ lỗ này là đáng kể, nên coi toàn bộ phòng không hạm đội Tầu Khựa là con số không.
Nếu như không quân VNCH xuất kích thì Trung Quốc bó tay. Chính vì thế Trung Quốc cũng không dám đánh mạnh từ đầu, mà dò ý dần, thấy VNCH quyết chí dâng đảo, thì Trung Quốc mới ra lấy.
Ðại Tá Hà Văn Ngạc, Hải Ðội Trưởng Hải Ðội III Tuần Dương HQVNCH, người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. "Vào giờ này thì tin tức từ Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại Sài Gòn do chính Tham mưu phó hành quân cho hay là một phi đội khu trục cơ F5 đã cất cánh để yểm trợ cho Hải Đoàn Đặc Nhiệm. Do sự liên lạc từ trước với Bộ Tư Lệnh SưĐoàn I Không Quân tại Ðà Nẵng , tôi hiểu là phi cơ F5 chỉ có thể yểm trợ trong vòng 5 tới 15 phút mà thôi vì khoảng cách từ Ðà Nẵng tới Hoàng Sa quá xa so với nhiên liệu dự trữ. Tôi vẫn tin rằng loan tin việc phi cơ cất cánh , Bô Tư Lệnh Hải Quân đã cho rằng tin này có thể làm cho tôi vững tâm chiến đấu. Một điều nữa là từ trước tới giờ phút đó tôi chưa được thấy có cuộc thao dượt hỗn hợp nào giữa Không Quân và Hải Quân nên tôi rất lo âu về sự nhận dạng của phi công để phân biệt giữa chiến hạm của Hải Quân Việt Nam và chiến hạm Trung Cộng , nhất là lúc có mây mù thấp, nên phi cơ có thể gây tác xạ nhầm mục tiêu. Máy VRC 46 trong Trung tâm chiến báo phải chuyển sang tần số không hải và đích thân tôi dùng danh hiệu để bắt liên lạc với phi cơ. Một viên đạn xuyên nổ trúng ngay Trung tâm chiến báo từ hữu hạm , sát gần ngay nơi tôi đứng, làm trung tâm bị phát hoả. Các nhân viên trong trung tâm còn mải núp sau bàn hải đồ thì tôi nhanh tay với một bình cứu hoả gần chỗ tôi đứng dập tắt ngay ngọn lửa. Tôi bị té ngã vì vấp chân vào bàn hải đồ , bàn chân trái bị đau mất vài ngày . Tôi vẫn vẫn tiếp tục liên lạc với phi cơ nhưng sau chừng 5 tới 10 phút vẫn không thấy đáp ứng nên tôi phải ngưng và chuyển tần số về liên lạc với các chiến hạm khác vì cuộc giao tranh đã đến độ khốc liệt hơn.
Sự thật là lúc đó hải quân Trung Quốc rất yếu, đa phần các tầu Trung Quốc tham chiến năm 1974 là tầu cá. Phòng không trên các tầu Trung Quốc lúc đó gần như là số không, trong khi VNCH có phi đội máy bay ném bom lớn thứ 3 thế giới.
Như thế, không có lý do nào để Trung Quốc có thể chiếm được Hoàng Sa. Trung Quốc ban đầu cũng chỉ thử, họ không tin ngay nổi là họ có thể dễ dàng lấy được quần đảo.
VNCH cử 4 tầu ra đánh 4 tầu Trung Quốc, 4 tầu VNCH này vượt trội cả về hoả lực và mức độ tiên tiến. Trong đó có tầu bắn bằng pháo điều khiển qua radar-máy tính. 4 tầu đó chia làm 2 đội. Quân ta (VNCH) dồn sức vào diệt một tầu quân ta (VNCH, HQ-16). Trung Quốc dồn sức diệt một tầu quân ta (VNCH, HQ-10 chìm), HQ-4/5 tê liệt hoả lực. Ta (VNCH) và địch (Trung Quốc loại khỏi vòng chiến 3 trong số 4 tầu của ta (VNCH), thì hỏi làm sao không thua? HQ-4 và HQ-5 co cẳng định chạy sang Philipines không dám về nhà, cho đến khi thấy yên yên mới dám quay đầu lộn về Tây Bắc.
Sau đó về “tự sướng” bằng nhưng tin thức như quân Tầu dùng tầu ngầm bắn tên lửa, báo cáo về đạn tự hành diệt hạm: Nhật Tảo trúng đạn tự hành diệt hạm; không quân lớn thứ 3 thế giới của VNCH thúc thủ vì khựa bay được ra ném bom. Với số lượng các tầu nổi khá ngang nhau, tầu ngầm khựa tệ hại, thì yếu tố quyết định trận đánh chóng vánh là HQ-16 bị đồng đội loại khỏi vòng chiến. HQ-4 và HQ-5 không tấn công địch mà bắn đồng đội, loại khỏi vòng chiến 3 trong số 4 tầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét