Máy bay F5E của Việt Nam Cộng hòa |
(Dịch và lấy từ wikileaks)
Chúng tôi xin dịch lại đoạn trò chuyện có liên quan đến Hải chiến Hoàng Sa 1974 và thái độ của Mỹ đối với sự kiện này:
Ngoại trưởng Henry Kissinger: Hãy nghĩ về tác động tâm lý đối với toàn Đông Nam Á. Sẽ rất thảm khốc. Hậu quả tại Nam Việt Nam từ vụ (quần đảo) Hoàng Sa là gì?
Đô đốc Moorer: Chúng ta (Mỹ) đã hoàn toàn tránh xa vụ này.
Ngoại trưởng Kissinger: Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam đối với Hoàng Sa hay sao?
Đô đốc Moorer: Toàn khu vực đó là cả một vấn đề. Quần đảo Trường Sa và những đảo khác trong khu vực đều có chung một vấn đề - đó là lãnh thổ đang có tranh chấp chủ quyền. Chúng tôi đã ra lệnh tránh xa khu vực đó. Đó là chính sách của chúng ta mà, phải không?
Ngoại trưởng Kissinger: Đó là cái gì, Trường Sa ấy? (chỉ vào bản đồ)
Đô đốc Moorer: Không, Trường Sa ở phía nam Hoàng Sa.
Ông Colby (William Colby, Giám đốc CIA): Vấn đề là quần đảo Trường Sa được tất cả các bên tuyên bố chủ quyền.
Ngoại trưởng Kissinger: Chúng ta chưa bao giờ bày tỏ lập trường về các đảo này ư?
Ông (Kenneth) Rush (từ Bộ Ngoại giao): Có lực lượng trên các đảo à?
Ông (Monteagle) Stearns (Bộ Ngoại giao): Vâng, chúng tôi nghĩ là có một đồn trại ở trên các đảo.
Ông Rush: Quân của ai?
Ông Stearns: Tôi nghĩ là đồn trại của Philippines.
Ngoại trưởng Kissinger: Trận chiến (Hoàng Sa - PV) đã bắt đầu như thế nào vậy? Ai đã khơi mào trận chiến tại Hoàng Sa?
Đô đốc Moorer: Một tàu tuần tra Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số thuyền Trung Quốc tiến đến quần đảo đó và đưa khoảng 75 người lên đảo Quang Hòa. Đây là một trong số các đảo thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm phía nam. Họ đã đối mặt với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam đã buộc phải rút sang những đảo lân cận. Lúc đó có bốn tàu của Nam Việt Nam đụng độ với khoảng 11 tàu Trung Quốc rồi phía Nam Việt Nam rút lui. Khu vực này đã căng thẳng một thời gian. Phía Trung Quốc đã thường xuyên cho tiêm kích MiG tuần tra ở đó hầu như hằng ngày.
Ông Colby: Vấn đề then chốt của toàn khu vực là quần đảo Hoàng Sa. Có hai nhóm đảo, gồm Lưỡi Liềm ở phía nam và An Vĩnh ở phía bắc.
Ngoại trưởng Kissinger: Phản ứng của Bắc Việt Nam đối với toàn bộ vụ việc này là gì?
Ông Colby: Họ phớt lờ, nói rằng nó nằm dưới vĩ tuyến 17 và vì vậy không ảnh hưởng đến họ. Nhìn chung là họ đã không đưa ra lập trường, không theo bên nào cả.
Ngoại trưởng Kissinger: Họ không thể vui sướng với tình hình này được. Họ đã chẳng có tuyên bố gì hết, nhưng ông nghĩ họ cảm thấy thế nào hả Dick (ông William Smyser thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ - PV)?
Ông Smyser: Họ rơi vào một tình huống tế nhị. Họ đã không nói gì cho đến khi mọi việc kết thúc và sau đó tất cả những gì họ nói là họ phản đối việc dùng vũ lực.
Ngoại trưởng Kissinger: Tôi đã biết những gì họ nói, nhưng họ thực sự nghĩ gì?
Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.
Ông Colby: Bắc Việt Nam có thể muốn mỏ dầu ở đó.
Ông Clements (Thứ trưởng Quốc phòng William Clements): Đừng nghĩ về khả năng có dầu tại những quần đảo đó. Điều đó vẫn có thể chỉ là chuyện viễn vông. Hiện ở đó chẳng có gì, tất cả là chuyện tương lai. Còn bây giờ thì dầu không phải là vấn đề thực tế. Chỉ là tiềm năng thôi.
Foreign Relations of the United States, 1969–1976 - Volume X, Vietnam, January 1973–July 1975, Document 122 -
Minutes of Washington Special Actions Group Meeting
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét