●๋• Blog thông tin về tình hình biển đảo với những hình ảnh , tin tức khách quan đa chiều , mọi thông tin đã được kiểm chứng nhưng không được công bố . Blogger đang tiếp tục cập nhật thêm dữ liệu nên hiện giờ giữ liệu vẫn còn thiếu sót nhiều nơi , cảm ơn các bạn đã quan tâm. ●๋•

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

VNCH bắn tàu VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa

VNCH BẮN CHÌM TẦU VNCH khi đang chiến đấu với Trung Quốc
Nguồn từ Trung tá Lê văn Thự (VNCH) 

Lúc đầu trận, 2 tàu TQ đã bị bắn (1 tàu bị bốc khói, 1 tàu bị xoay quanh mất lái) bởi 2 chiến hạm HQ-10 và HQ-16 của VNCH. 

Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Chỉ huy HQ-16 quan sát phía sau lái HQ-10 thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển và đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã nhẩy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.


Bài viết này đang trong thời gian tìm hiểu và tìm kiếm thêm tư liệu nên chỉ mang tính tham khảo !

Tóm tắt : VNCH đã chống trả lại Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa thế nào ?

Sau vài phút hải chiến HQ-4 chỉ bị thiệt hại nhẹ nhưng do trở ngại tác xạ nên không phát huy được hoả lực nên tàu này lùi ra xa và không tham chiến tiếp. Sau khoảng 15 phút giao chiến, HQ-10 bốc cháy tại chỗ (sau bị chìm), HQ-16 trúng đạn pháo 127 ly của HQ-5 bắn nhầm, viên đạn xuyên thủng hầm máy khiến tàu bị nghiêng trên 10 độ và phải rút lui về phía tây. Theo trưởng khối hành quân HQ-5, Bùi Ngọc Nở, HQ-5 sau 15 phút chiến đấu bị trúng đạn đại bác của địch khiến các khẩu pháo 127 ly và 40 ly bị vô hiệu hoá.[23] Nhưng theo hạm trưởng HQ-16 là Lê Văn Thự thì cho rằng tàu HQ-5 không hề bị hư hại nhiều trong trận đánh[20]

Chính quyền miền Bắc Việt Nam tỏ thái độ ra sao khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa ?

“Chúng ta không thể dùng nguyên tắc “im lặng là đồng ý” để giải thích hành vi của Hà Nội trong trận hải chiến Trung Quốc – Nam Việt Nam. 
Tàu chiến VNCH
Ngay khi Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974, chính quyền Sài Gòn lập tức họp báo tố cáo Bắc Kinh vi phạm chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cử ủy ban đặc biệt tới kiểm tra hành động xâm lược và chiếm đóng của Bắc Kinh. Nhân dân Việt Nam ở miền Nam rầm rộ xuống đường phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa.

150 phi công VNCH phi đội F-5 “Xin được chết vì Hoàng Sa”.

Phi công Nguyễn Thành Trung nói về kế hoạch dùng máy bay phản công lấy lại Hoàng Sa của VNCH
150 phi công thuộc sáu phi đoàn F-5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.
Máy bay F5 của phi đội VNCH sẵn sàng cất cánh bay ra Hoàng Sa
 Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.

VNCH đã chống trả lại Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa thế nào ? (P2)

Bài viết dẫn nguồn của bên thứ 3 và những cuộc phỏng vấn của PV nước ngoài đối với người trong cuộc về Hoàng Sa 1979
Những người lính VNCH hy sinh tại Hoàng Sa

Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa đã không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động: Trong trận đánh, Phân đoàn I (gồm 2 tàu hiện đại nhất là HQ-4 và HQ-5) chỉ ở bên ngoài "nhìn và đợi", và vì quá lo sợ Trung Quốc, HQ-5 chỉ bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi cùng HQ-4 rút lui[20] Mấy phát đạn này của HQ-5 thì lại bắn trúng vào tàu HQ-16, gây thiệt hại nặng cho đồng đội. Vậy là chỉ sau ít phút tham chiến, Việt Nam Cộng hòa mất 1 tàu do hỏa lực của chính mình bắn vào đồng đội, 2 tàu khác thì quay đầu rút lui. Chỉ còn HQ-10 nhưng đây là tàu nhỏ yếu nhất, khi hạm trưởng HQ-10 bị thương thì một số thủy thủ nhát gan cũng bỏ tàu nhảy xuống biển chứ không lo chiến đấu tiếp. Trận hải chiến vì vậy mà thất bại

VNCH đã chống trả lại Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa thế nào ? (P1)

Đúng 10h25 ngày 19/1/1974, đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh tấn công các chiến hạm Hải quân Trung Quốc nhằm tái chiếm Hoàng Sa. Hải pháo hai bên nã đạn trực tiếp không ngừng.

-Bài viết này sẽ dần nguồn từ 2 nơi , báo trong nước và báo nước ngoài

+ Báo trong nước :
Chuẩn bị cho trận chiến, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 duyên hải Việt Nam Cộng hòa đã thành lập Hải đoàn đặc nhiệm bảo vệ Hoàng Sa, gồm các chiến hạm và sĩ quan được bổ sung từ Bộ Tư lệnh Hải quân tại Sài Gòn. Chỉ huy trưởng Hải đoàn đặc nhiệm là đại tá Hà Văn Ngạc.
Tàu chiến Trần Quang Khải

Đô đốc Mỹ: Chúng tôi đã ra lệnh quân đội mỹ và VNCH tránh xa Hoàng Sa

Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, khi đề cập đến xung đột tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi năm 1974 đã nói rằng “Mỹ tránh xa Hoàng Sa”.
Máy bay F5E của Việt Nam Cộng hòa
Phát biểu của ông Moorer thể hiện thái độ làm ngơ của Mỹ trước việc Trung Quốc tấn công đồng minh Mỹ lúc bấy giờ là Việt Nam Cộng Hòa. Phát biểu này được đưa ra trong một cuộc họp mật giữa các quan chức cấp cao Mỹ. 
(Dịch và lấy từ wikileaks)

Lưu ý ! Blog cung cấp những thông tin về Hoàng Sa , Trường Sa từ những nguồn được kiểm chứng để giúp đỡ các bạn tìm hiểu hơn về biển đảo tổ quốc và tình hình biển đảo , các sự kiện lịch sử khách quan nhất . Các bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn trong nước và ngoài nước đều đã được kiểm chứng . Có thể sẽ có sai sót mong các bạn góp ý !